Dựa theo quy định tại NĐ 119/2018/NĐ-CP và TT68/20019/TT-BTC thì hóa đơn  điện tử có một số các đặc điểm cụ thể như sau:

– HĐĐT là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử bằng phương tiện điện tử. Đây là đặc điểm khác biệt rõ nét nhất giữa HĐĐT và hóa đơn giấy truyền thống đã và đang sử dụng phổ biến hiện nay.

Chính đặc điểm này HĐĐT được lưu trữ và thể hiện dưới dạng nguyên gốc ban đầu khi khởi tạo là dữ liệu điện tử, nên chúng có thể được lưu trữ trong các công cụ lưu trữ dữ liệu khá đa dạng như ổ cứng máy tính, tài khoản icloud, USB, … hoặc cũng có thể truy xuất và thể hiện dưới dạng một hóa đơn giấy thông thường khi in ra.

 

TT68/2019/TT-BTC - Một số các đặc điểm cơ bản của HĐĐT

– HĐĐT là loại hóa đơn được khởi tạo tại thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ hoàn thành và khác với hóa đơn giấy thường được lập với ít nhất 3 liên thì HĐĐT chỉ có 1 bản điện tử duy nhất mà không có các liên khác nhau. HĐĐT phải đảm bảo nguyên tắc về số hóa đơn liên tục và đúng trình tự thời gian, đảm bảo mỗi hóa đơn chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

– HĐĐT trong trường hợp được xác thực bởi cơ quan thuế thì khác với hóa đơn chưa có xác thực và hóa đơn giấy thông thường là có thêm các mã code, mã QR code, số xác thực. Đặc điểm này là yếu tố bắt buộc trên chứng từ làm tăng tính bảo mật, an toàn và thuận tiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu của các cấp quản lý.

– Giá trị thể hiện trên nội dung của HĐĐT không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với số tiền là bao nhiêu. Điều này khác với hóa đơn giấy thông thường đó là, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn; Còn ngược lại, nếu từ 200.000 đồng mỗi lần trở lên thì bắt buộc phải lập hóa đơn kể cả khi người mua không yêu cầu (quy định tại Điều 16 TT 39/2014/TT-BTC và Điều 3, TT 26/2015/TT-BTC).

– HĐĐT phải sử dụng phần mềm do DN tự xây dựng, DN mua hoặc thuê của một nhà cung cấp giải pháp HĐĐT hợp pháp hoặc do cơ quan thuế cung cấp để tạo lập và từ đó phát hành, sử dụng.

– HĐĐT sau khi được tạo lập, dữ liệu của hóa đơn có thể truyền qua nhiều bên liên quan như: DN cung cấp giải pháp, DN phát hành hóa đơn, cơ quan thuế, khách hàng, … Nội dung của hóa đơn được luôn đảm bảo tính toàn vẹn thông tin chứa bên trong và không được sửa chữa, thay đổi.

– HĐĐT được hủy khi hóa đơn đó không có giá trị sử dụng do các nguyên nhân khác nhau. HĐĐT chỉ được tiêu hủy khi thông tin trong hóa đơn không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa bên trong bằng các phương pháp kỹ thuật khác nhau.
https://gocnhincuocsong.net/nhung-diem-noi-bat-cua-bo-luat-hinh-su-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017/

https://gocnhincuocsong.net/don-vi-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-uy-tin/

Bạn cũng có thể thích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *