Được áp dụng cho rất nhiều vấn đề về răng miệng nên trám răng thẩm mỹ được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là tất cả những thông tin hữu ích do Nha khoa Oze cung cấp mà bạn nên biết về trán răng thẩm mỹ để hàm răng của chúng ta được bảo vệ và đẹp hơn.


I.Trám  răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng thẩm mỹ là công nghệ che lấp phần mô bị khuyết bằng vật liệu nhân tạo. Nó giúp răng thật khi bị sâu, mẻ, vỡ trở lại về tình trạng ban đầu như một chiếc răng thật.

 

Những trường hợp nên trám răng thẩm mỹ là răng thưa, mòn cổ chân răng, sâu răng hoặc răng bị sứt, mẻ.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Những trường hợp nên trám răng thẩm mỹ là răng thưa, mòn cổ chân răng, sâu răng hoặc răng bị sứt, mẻ.

II.Các vật liệu trám răng thẩm mỹ hay được sử dụng

Trám răng bằng vàng

Sử dụng vật liệu bằng vàng hoặc một số kim loại quý như bạc, đồng sẽ làm răng trở nên cứng, chắc. Nó được đánh giá là vật liệu tốt nhất để trám răng. Tuổi nó của loại trám răng này cũng rất cao, thường được sử dụng trong trám răng hàm.

Trám răng bằng vàng

Trám răng bằng vàng

Ưu điểm tốt là thế nên trám răng bằng vàng có giá thành cao hơn so với những vật liệu khác và đòi hỏi thời gian thực hiện cũng lâu hơn. 

Trám răng bằng sứ nha khoa

Sứ nha khoa còn được gọi là Inlays hoặc Onlays. Có màu gần giống với răng thật nên sứ nha khoa cũng là vật liệu mà bạn nhất định không được bỏ qua khi tham khảo các vật liệu trám răng thẩm mỹ. Phương pháp này cũng phù hợp với răng hàm, răng cần có độ che phủ lớn. 

Trám răng bằng sứ nha khoa

Trám răng bằng sứ nha khoa

Răng sứ Inlay – Onlay được làm bằng sứ với công nghệ CAD/CAM tạo thẩm mỹ lâu dài và không bị đổi màu, vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng, dù kém hơn vàng nhưng chất liệu này khá bền chắc và có khả năng chịu lực tốt.

Chi phí cao, thời gian thực hiện lâu và phải đòi hỏi kĩ thuật tốt, cũng như số lần đến nha khoa nhiều hơn những phương pháp khác chính là những khuyết điểm của trám răng bằng sứ nha khoa mà bạn nên lưu ý

Đọc thêm: Giải đáp tất cả thắc mắc liên quan đến trám răng bao nhiêu tiền

Bộ chăm sóc niềng răng 6 sản phẩm đầy đủ và cần thiết

4 loại mặt nạ sữa chua không đường làm đẹp an toàn

Trám Composite

Trám composite còn được gọi là trám răng thẩm mỹ vì nó là một trong những vật liệu trám răng được ưa chuộng hiện nay bởi tính thẩm mỹ cũng như giá tiền vừa phải.

Trám Composite

Trám Composite

Ưu điểm mà trám răng composite mang lại có thể kể đến như :Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng; phần lớn trường hợp trám trực tiếp chỉ mất 1 lần hẹn. Trám composite có màu sắc trùng với màu răng thật thường được sử dụng trám ở những vị trí đòi hỏi tính thẩm mỹ cao có màu sắc trùng với màu răng thật. Đặc biệt composite được chứng minh an toàn với cơ thể và không gây kích ứng.

Nhược điểm như miếng trám có thể đổi màu sau vài năm, hoặc composite bị bào mòn theo thời gian , độ bền không cao và có thể bị biến dạng sau khi trám. 

Trám Amalgam

Trám Amalgam được tạo nên từ hợp kim đồng, thủy ngân, bạc, thiếc. Hỗn hợp có màu bạc và thường dùng để trám cho răng phía trong như răng cối và răng tiền cối

Trám Amalgam

Trám Amalgam

Ưu điểm của nguyên liệu này là độ bền lâu,  chịu được lực mạnh và giá thành thấp hơn một số loại khác.

Nhược điểm dễ nhận biết nhất của loại này là màu xám không giống với răng thật. Bên cạnh đó, mất cấu trúc của răng nhiều hơn do dành chỗ để trám, có thể nhạy cảm với nhiệt độ của thức ăn do Amalgam có tính dẫn nhiệt.

Trám GIC

GIC có màu gần tương đồng với màu răng tự nhiên, trong thành phần có chứa fluoride có khả năng chống sâu răng.
Ưu điểm  của loại trám này là màu sắc khá tương  đồng với màu răng thật, giống hơn so với vật liệu amalgam nhưng lại không được tự nhiên như composite.
Nhược điểm là GIC dễ vỡ và có tuổi thọ ngắn nên thường được sử dụng cho các răng ít phải chịu lực nhai mạnh, có thể dùng để trám tạm

 

Trám GIC

Trám GIC

III. Quy trình thực hiện trám răng thẩm mỹ

  • Thăm khám và tư vấn

Quy trình trám răng thẩm mỹ đạt chuẩn sẽ bắt đầu từ việc thăm khám để xác định mức độ răng bị tổn thương. Hoặc nếu vết thương quá sâu cần chụp x- quang. Tùy vào từng trường hợp và nhu cầu để chọn lựa loại vật liệu trám răng thẩm mỹ.

  • Sát trùng và vệ sinh răng miệng

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng và tiến hành sát trùng cho vị trí răng cần trám.

  • Nạo sạch mô răng bị hư hại

Trước tiên, có thể bác sĩ sẽ gây tê (nếu cần thiết) đối với các trường hợp răng bị tổn thương quá nặng để bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức khi trám răng. Răng cần phải được nạo sạch những vụn thức ăn hay ngà sâu trong lỗ hổng để ngăn chặn vi khuẩn xâm hại.

  • Cách ly răng cần trám

Răng cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng. Đây là bước cực kì quan trọng bởi nếu chất liệu trám tiếp xúc với nước bọt trong khi đổ vào khoang răng sẽ giảm hiệu quả dám dính, dễ bong bật khi ăn nhai.

Quy trình thực hiện trám răng thẩm mỹ

Quy trình thực hiện trám răng thẩm mỹ

  • Tiến hành trám răng

Bằng dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ tạo một xoang trám thích hợp để đổ chất liệu trám vào, làm đầy những phần mô răng bị khuyết đã được nạo bỏ. Vật liệu trám ban đầu ở dạng lỏng dưới tác động của đén chiếu đông sẽ dần đông cứng lại, bám chắc vào răng thật, bác sĩ sẽ điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng.
Trên đây là những điều cần biết về trám răng thẩm mỹ. Nếu bạn có các vấn đề tổn thương như trên hãy đừng ngần ngại thăm khám để biết thêm về tình trạng của mình và được tư vấn những biện pháp phù hợp nhất. Chúc bạn luôn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh.

Bạn cũng có thể thích...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *