Tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng là một tình trạng khá phổ biến ở những người niềng răng thẩm mỹ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị ố vàng có rất nhiều, liệu bạn đã biết cách phòng tránh và khắc phục chưa? Bài viết dưới đây, Nha khoa Oze sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
I. Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng khi niềng răng
Dịch vụ niềng răng thẩm mỹ ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Ngoài các vấn đề về chi phí, thời gian, phương pháp niềng răng thì còn một vấn đề mà khách hàng rất quan tâm, đó là niềng răng có làm răng bị ố vàng, xỉn màu hay không?
Thực tế nghiên cứu cho thấy thì niềng răng không khiến cho răng bị xỉn màu, ố vàng như nhiều người vẫn nghĩ. Những người niềng răng thường cảm thấy răng bị ố vàng là do chăm sóc răng miệng trong thời gian niềng răng không cẩn thận, thức ăn thừa trong các kẽ răng, chân răng trong thời gian dài khiến cho răng bị ố vàng.
Tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng
Do quá trình niềng răng thường kéo dài trong thời gian 1 – 3 năm cho nên việc chăm sóc răng miệng trong khoảng thời gian này cũng đòi hỏi phải cẩn thận và phức tạp hơn vì sự vướng víu của thiết bị niềng răng.
Vậy nên chăm sóc răng miệng trong khoảng thời gian này như thế nào?
Đọc thêm: Sau khi nhổ răng số 8 nên ăn gì?
Mẹo chọn bàn ghế ăn hiện đại cao cấp không phải ai cũng biết
Tổng hợp những điều cấm kỵ khi mua nhà đất mà bạn nên biết
II. 5 lưu ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng
1. Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là bước quan trọng nhất để giữ cho bạn có một hàm răng trắng sáng, đẹp mắt khi niềng răng, chính vì thế khi niềng răng, bạn càng cần phải cẩn thận và kỹ lưỡng trong việc chăm sóc răng miệng. Bạn có thể áp dụng những cách chăm sóc như sau:
– Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng hàng ngày theo chiều dọc, khi đánh răng, cần nhẹ nhàng và chải kỹ các vị trí trên dưới dây cung niềng răng bởi vì đây là nơi mà các mảng bám bám lại nhiều nhất, khó lấy nhất.
– Đánh răng 2 – 3 lần/1 sau các bữa ăn.
Đánh răng thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày
– Dùng các loại kem đánh răng chuyên dụng để giúp răng khỏe, chắc trong suốt thời gian niềng răng. Bạn có thể sử dụng những loại kem đánh răng có chứa Flouride hoặc hoạt chất giúp bảo vệ răng.
– Kết thúc quá trình vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng.
– Sử dụng bàn chải kẻ đan xen với bàn chải thường sẽ giúp răng miệng sạch hơn.
2. Sử dụng tăm nước
Tăm nước là một thiết bị vệ sinh mảng bám trên răng miệng một cách cực kỳ hiệu quả, kể cả những mảng bám li ti hoặc vi khuẩn tích tụ trong các kẽ răng.
Tăm nước hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng các tia nước áp lực lớn để len sâu vào các kẽ răng nhỏ giúp đưa mảng bám ra ngoài một cách hiệu quả, dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ. Không giống như chỉ nha khoa vướng víu và khó luồn vào những kẽ răng và các dây cung cài.
Thiết bị răng nước giúp làm sạch các mảng bám li ti
3. Chú ý chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống trong suốt quá trình niềng răng cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nên bạn cần chú ý những điều cơ bản sau:
– Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo
Hạn chế ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường
– Không nên nhai kẹo cao su
– Tránh nhai các thức ăn cứng như xương, nhai đá hoặc thực phẩm quá nóng, quá lạnh có thế khiến các mắc cài bị hư hỏng
– Trong thời gian đầu niềng răng thì bạn nên ăn những thức ăn mềm để tránh gây ê buốt cho răng.
4. Hạn chế các thói quen có hại
Để không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng, có một số thói quen có hại mà bạn nên hạn chế như đẩy lưỡi, thở bằng miệng hay mút tay…
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc chơi thể thao nên đeo hàm bảo vệ để tránh các tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến các mắc cài răng.
5. Đến nha khoa tái khám đúng hẹn
Nên tái khám theo đúng hẹn của bác sĩ để đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi. Các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao hơn việc di chuyển của răng cũng như điều chỉnh mắc cài sao cho phù hợp để thời gian niềng răng rút ngắn mà hiệu quả hơn.
Việc tái khám thường xuyên cũng có thể phòng tránh các hậu quả khó tránh khỏi khi các bác sĩ theo dõi và phát hiện những sự cố xảy ra với móc cài, dây thun,…
Trên đây là 5 lưu ý quan trọng từ nha sĩ giúp các bạn tránh khỏi tình trạng răng bị ố vàng khi niềng răng. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng khi niềng răng. Chúc bạn thành công.