Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam, rất nhiều công trình xây dựng sẽ gặp phải tình trạng ẩm mốc, thấm dột. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp chống thấm phù hợp là vô cùng quan trọng. Hiểu được nỗi lo của ấy, chúng tôi cho rằng sử dụng tấm nhựa đường chống thấm là giải pháp mà bạn có thể áp dụng trong chính căn nhà của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của vật liệu này ngay sau đây nhé!
1. Tấm nhựa đường chống thấm là gì?
Nhựa đường là một hợp chất có màu đen, thường ở dạng lỏng hoặc trạng thái bám rắn, nhờ thành phần bitum có trong nhựa đường mà vật liệu này có khả năng chống thấm rất tốt.
Tấm trải chống thấm phức hợp BITUM là sự kết hợp hoàn hảo của hỗn hợp chất nhựa đường bitum và cao su nhân tạo, giúp mang lại khả năng chống thấm tốt, độ bám dính cao và dễ dàng vận chuyển.
2. Công dụng và đặc tính của tấm nhựa đường chống thấm
Với kết cấu màng bitum có độ bám dính tốt, tấm nhựa đường thích hợp sử dụng trong thi công chống thấm các bề mặt rộng như sân thượng, móng nhà, sàn nhà,…
Kết dính chắc chắn với các bề mặt khác nhau.
Có tác dụng kháng các chất hóa học và sự phát triển của vi sinh vật.
Chống thấm dột cực tốt, hạn chế xuất hiện các vết nứt trên bề mặt thi công.
Tính cơ học cao, chịu được sức ép và ma sát lớn.
Thích hợp với nhiệt độ cao nhưng đồng thời cũng chống chịu được nhiệt độ thấp.
Độ bền cao giúp nâng cao tuổi thọ của công trình, thời gian thi công tương đối nhanh.
Bài viết nổi bật:
- Tìm hiểu chi tiết về các vật liệu chống thấm gốc xi măng
- Những điều cần lưu ý trước khi lắp đặt sàn gỗ cho gia đình
3. Thi công chống thấm với tấm nhựa đường.
Làm sạch bề mặt thi công: đảm bảo bề mặt thi công khô ráo, xử lý dặm vá các vết rạn nứt, lỗ hổng để bề mặt thi công bằng phẳng nhất có thể.
Thi công lớp lót và gia cố các yếu điểm: dùng cọ hoặc rulo quét lớp lót, sau 24 giờ nếu không kịp dán tấm nhựa đường thì phải quét lại lớp lót này. Với các vị trí có ống thoát nước, khe co giãn, chân tường hay chỗ có vết nứt, chúng tôi khuyên bạn gia cố thêm với 1 lớp lót để đảm bảo tấm nhựa đường phát huy công dụng tốt nhất.
Thi công tấm trải nhựa đường:
Các tấm trải phải được sắp xếp thẳng hàng, không được cuốn nếp sao cho vạt bên được trải liền nhau 10cm, vạt cuối trải liền nhau 15cm.
Hạn chế thi công tấm trải ở góc 90 độ và mặt giao nhau của nền đất cát để đảm bảo độ bám dính tốt nhất.
Dùng đèn khò khí gas để khò bề mặt bên dưới tấm trải, với các mép nối của những tấm trải, ta khò tấm trải nằm dưới và dùng bay để láng lại bề mặt bên trên.
Với bề mặt nghiêng, ta sẽ thi công theo chiều dọc của cuộn chống thấm.
Lưu ý:
Không khò quá lâu để đảm bảo chất lượng thi công tốt nhất.
Lưu trữ ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và mưa, bão,…
Vận chuyển và lưu trữ các cuộn chống thấm ở trạng thái thẳng đứng, tránh xếp chồng trong 1 pallet và làm ảnh hưởng đến lớp màng chống thấm.
Hi vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết về tấm nhựa đường chống thấm, một loại vật liệu có độ bền cao và tiện lợi. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, bạn vui lòng để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp sớm nhất. Chúc bạn sẽ là một người tiêu dùng thông thái để tìm ra những vật liệu bền đẹp và phù hợp nhất cho công trình của mình nhé!
>> Xem thêm: Sơn chống thấm sân thượng hiệu quả, nhiều ưu điểm vượt trội